Những nỗi khổ mà chỉ ai niềng răng mới hiểu

noi-kho-nieng-rang-2.jpg

Chúng ta điều biết niềng răng có công dụng giúp hàm răng chen chúc, nhấp nhô, cắn chìa, cắn ngược trở nên thẳng hàng, đẹp mắt hơn. Tuy vậy, nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Niềng răng kim loại là sự kết nối giữa các răng hàm phía sau và một sợi dây. Các sợi dây được kéo qua khung, khiến các răng thẳng vì chúng là nơi treo bám cho dây. Trong quá trình niềng răng, bạn có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như sau:

Đau đầu và đau hàm

Trong khi niềng răng, các bác sỹ sẽ siết chặt niềm răng và răng khiến sức ép với hàm tăng lên. Sự siết chặt này giúp kiên kết của răng tăng nhưng khiến hàm và mặt chịu sức ép lớn. Tờ Online Guide to Braces cho biết khi bạn bị các vấn đề về viêm, để trị lành vết thương, cơ thể sẽ phản ứng với chuyển động của răng bằng cách vận chuyển các protein và tế bào máu liên quan đến vùng bị viêm. Điều này khiến đầu và miệng của bạn bị đau.

Việc kéo răng làm đầu bạn căng thẳng hơn, nướu răng bị chấn thương khiến các mô ở miệng nhạt cảm hơn. Cụ thể là bạn sẽ đau nướu và chảy máu khi nhai hay cắn thức ăn.

Các mô ở miệng bị thương tổn

Bạn sẽ có thể bị các vết loét ở miệng trong những đầu tiên niềng răng. Bạn cũng mất nhiều thời gian để làm quen với sự vướng víu, khó chịu giữ môi và má cùng khung thép và dây niềng. Sự ma sát của niềng răng và mô có thể khiến mô bị loét, chảy máu, trầy xước và đau đớn.

Khi bị loét, bạn có thể bị nhiễm trùng. Theo các bác sĩ nha khoa, những người niềng răng nếu quan hệ tình dục bằng miệng có thể khiến bộ phận sinh dục bị xước hay làm rách bao su. Việc này dẫn đến nguy cơ bị các bệnh đường tình dục như chlamydia, HIV/AIDS hoặc virus viêm gan B, C.

Nếu niềng răng, bạn cũng nên hạn chế các loại thực phẩm cứng như kẹo, hạt, đá lạnh hay những thực phẩm phải căn như sườn, ngô hay cánh gà có thể khiến dây niềng đứt, nó có thể chọc vào miệng của bạn gây xước hoặc chảy máu.

khó khăn thì vệ sinh răng

Dễ bị sâu răng hơn

Niềng răng và dây nối có thể khiến các mảng bám thức ăn bị giữ lại, điều này có thể khiến răng ố vàng, hôi miêng, viêm nướu và sâu răng. Do vậy, người niềng răng càng cần phải chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng hơn bao giờ hết. Theo khuyến cáo của các bác sỹ nha khoa, ngoài việc đánh răng sau mỗi bữa ăn, người niềng răng cần sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ ngày và tốt nhất sở hữu 1 máy tăm nước để loại bỏ mảng bám.